NHỮNG THỬ THÁCH KHẨN CẤP CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

‘Tiêu chí để FDI thế hệ mới quyết định đầu tư là KCN phải hướng tới cộng sinh công nghiệp’

Theo Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu Kinh tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình khu công nghiệp xanh hiện phải hướng tới việc các doanh nghiệp cộng sinh công nghiệp để sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng. Đây là tiêu chí quan trọng trong việc quyết định địa điểm đầu tư của các FDI.

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường, các chính sách phát triển khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam cũng đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng.

Theo đó, các KCN không chỉ cần phát triển theo chiều rộng, mà phải đi vào chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu sang ứng dụng công nghệ cao, đổi mới mô hình, thân thiện môi trường và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng, liên kết các khu vực lân cận.

Khu công nghiệp xanh – yếu tố quan trọng thu hút FDI

Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu Kinh tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: MPI).

Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu Kinh tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: MPI).

Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn “Giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc” do Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ngày 9/12, ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá dòng vốn FDI thế hệ mới đặt ra những yêu cầu về phát triển KCN theo hướng phát triển xanh, bền vững.

Ông nhấn mạnh, các KCN không chỉ cần phát triển theo chiều rộng, mà phải đi vào chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu sang ứng dụng công nghệ cao, đổi mới mô hình, thân thiện môi trường và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng, liên kết các khu vực lân cận.

Phát triển KCN bền vững là xu thế tất yếu, dựa trên nền tảng quản lý, vận hành tiên tiến, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, khoa học công nghệ.

“Đặc biệt, hướng tới mô hình hợp tác cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng đang trở thành tiêu chí quan trọng trong lựa chọn của các nhà đầu tư FDI khi quyết định địa điểm đầu tư”, ông Trung nói.

Ông cho rằng, để xây dựng và phát triển thành công hệ thống KCN trong cả nước, thực hiện thành công Chiến lược phát triển xanh, đạt được mục tiêu Net Zero, cần có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương.

Đơn cử như Vĩnh Phúc cần có sự liên kết, kết nối giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, giữa Ban quản lý KCN, các đơn vị cung ứng dịch vụ, công nghệ để hình thành loại hình KCN mới. “Loại hình KCN xanh không chỉ dùng chung hạ tầng giao thông, hay hệ thống xử lý nước thải, mà còn dùng chung hạ tầng năng lượng sạch thay vì mỗi doanh nghiệp phải tự đầu tư những hạng mục này…”, ông Trung lấy ví dụ.

Tuy nhiên, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, không chỉ Vĩnh Phúc mà ở nhiều địa phương trên cả nước, quá trình phát triển nhanh của hệ thống các KCN đã bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết.

Đó là mức độ liên kết ngành, hợp tác, cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong cùng một KCN hay các KCN với nhau còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả, hay như các dịch vụ hỗ trợ tại nhiều KCN vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoặc chưa đạt chất lượng cao.

Các dịch vụ, công trình kết cấu hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp chưa nhiều. Vấn đề đời sống, an sinh xã hội của người lao động cũng cần được các nhà đầu tư hạ tầng KCN và nhà đầu tư thứ cấp trong KCN cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn, ông Trung nêu vấn đề.

Xây dựng tiêu chí để chuyển sang KCN sinh thái

Vì vậy, để đáp ứng xu thế phát triển KCN xanh, bền vững, ông Trung khuyến nghị tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương khác cần tập trung vào việc chuyển đổi mô hình phát triển từ các KCN truyền thống sang phát triển các KCN sinh thái mạnh hơn nữa; phát triển KCN công nghệ cao; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư mới, có công nghệ sản xuất xanh, thân thiện môi trường.

“Tỉnh cần xây dựng các tiêu chí rõ ràng để lựa chọn, ưu tiên và tạo điều kiện tối đa cho các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về môi trường, về sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng hay tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo”, ông Trung cho hay.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành có liên quan, tạo thành các cụm ngành, chuỗi giá trị để hình thành các chuỗi cộng sinh công nghiệp, gắn kết chặt chẽ với nhau. Đây là mô hình giúp các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ, tái sử dụng các phụ phẩm, chất thải trong quy trình sản xuất một cách hiệu quả, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào, giảm thiểu tác động tới môi trường.

Ngoài ra, thu hút đầu tư cũng đòi hỏi tỉnh phải đồng bộ đầu tư phát triển hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất như nhà ở, trường học, bệnh viện, các tiện ích dịch vụ phục vụ đời sống người lao động. Đặc biệt, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường như hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung, cánh đồng điện gió, pin năng lượng mặt trời… nhằm xây dựng hệ sinh thái xanh cho các KCN.

Sau gần 40 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài: tính lũy kế từ thời điểm Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – nay là Luật Đầu tư (12/1987) đến tháng 12/2017 (tròn 30 năm thu hút FDI) tổng vốn đăng ký đạt 319,61 tỷ USD, tổng vốn FDI thực hiện đạt 172,4 tỷ USD.

Lũy kế từ 12/1987 đến 31/10/2024 Việt Nam đã thu hút được 41.501 dự án FDI còn hiệu lực.Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI đạt 316,76 tỷ USD bằng 64,3% tổng vồn đăng ký còn hiệu lực. 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh 

Follow us to know more!!!

TIN TỨC ESG

Sign In

Register

Reset Password

Please enter your username or email address, you will receive a link to create a new password via email.