SMART ENERGY MANAGEMENT
NHỮNG THỬ THÁCH KHẨN CẤP CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Khi các chính phủ trên khắp thế giới hứa hẹn ngừng phát thải carbon gây ô nhiễm vào năm 2050, rất nhiều thành phố ở châu Âu cam kết sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2030, tức là chỉ 7 năm nữa.
Khi các chính phủ trên khắp thế giới hứa hẹn sẽ ngừng phát thải carbon gây ô nhiễm vào năm 2050, rất nhiều thành phố ở châu Âu đã cam kết sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2030, tức là chỉ 7 năm kể từ thời điểm hiện tại.
Liên minh châu Âu (EU) muốn 100 thành phố, trong đó bao gồm thủ đô Paris, Madrid và Amsterdam trung hòa carbon vào cuối thập kỷ này. Berlin, không có tên trong danh sách, đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Ba vừa qua về việc chuyển mục tiêu đưa mức thải ròng bằng 0 của mình vào năm 2030. Tuy nhiên, có quá ít người bỏ phiếu tổng thể để luật được thông qua.
Theo kế hoạch trên, các thành phố muốn đạt được mục tiêu vào năm 2030 sẽ phải thực hiện những thay đổi chưa từng có tiền lệ trong sinh hoạt, theo đó người dân phải thay đổi từ cách đi lại, sinh sống, ăn uống cho đến ngủ nghỉ. Những người ủng hộ và các nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc chuyển sang mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030 sẽ nhanh chóng làm sạch không khí, giúp đường phố trở nên an toàn hơn và các tòa nhà thoải mái hơn.
Nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức, Julia Epp, cho biết: “Tất cả lượng khí thải CO2 không chỉ gây ra các vấn đề về môi trường mà còn hạn chế lối sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải cần nhiều tham vọng hơn”.
Để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C (2,7 độ F) so với thời kỳ tiền công nghiệp, mục tiêu mà các nhà lãnh đạo thế giới cam kết nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu, thế giới phải nhanh chóng cắt giảm ô nhiễm.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu nhận thấy rằng thế giới cần cắt giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0% vào giữa thế kỷ này. “Net zero” (phát thải ròng bằng 0) có nghĩa là các xã hội phải rút ra một lượng carbon ngang với mức họ thải vào khí quyển. Nhưng các công nghệ loại bỏ CO2 hiện nay vẫn còn hạn chế và các nhà khoa học không chắc chúng có thể hấp thụ bao nhiêu.
Vì các mục tiêu trên, hơn 100 quốc gia đã đặt mục tiêu đưa mức thải ròng bằng 0 vào khoảng năm 2050. Áp lực cũng đang gia tăng đối với các nước giàu, gây ô nhiễm nhiều nhất, đặc biệt là các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ, sẽ phải hành động nhanh hơn. Mặc dù năm 2050 là mức trung bình toàn cầu, nhưng gần như tất cả các quốc gia đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chấp nhận rằng các quốc gia có trách nhiệm chung nhưng có phân biệt.
Các chuyên gia cho rằng các thành phố là mục tiêu tốt để hành động nhanh hơn vì đây chính là nơi thải ra một lượng khí nhà kính lớn hơn nhiều so với những nơi khác, một phần do đô thị có nhiều người sinh sống hơn và có xu hướng giàu hơn.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy chỉ 10 vùng đô thị ở châu Âu đã chiếm tới 7,5% tổng lượng khí thải CO2 của lục địa và 100 thành phố phát thải nhiều nhất chịu trách nhiệm cho 20% lượng khí thải.
Theo chuyên gia Julia Epp, với những đặc trưng trên, các thành phố châu Âu cũng có công nghệ và tài chính đủ để cắt giảm lượng khí thải một cách nhanh chóng.
Việc giảm lượng khí thải của một thành phố xuống bằng 0, hoặc thậm chí gần bằng 0 là điều rất khó. Trong một lĩnh vực như giao thông, các quan chức có thể loại bỏ ô tô động cơ đốt trong, cải thiện giao thông công cộng và làm cho đường phố dễ đi lại hơn. Nhưng điện khí hóa nguồn cung cấp năng lượng có thể đòi hỏi những thay đổi cần sự hỗ trợ của khu vực hoặc quốc gia.
Ông Thomas Osdoba, người đứng đầu chương trình “Net zero” của EU, hỗ trợ 112 thành phố đang thực hiện mục tiêu trên, cho biết: “Để đạt được điều này vào năm 2030 sẽ đòi hỏi một sự huy động tổng thể. Chương trình sẽ giúp các nước thành viên vượt qua các rào cản về cơ cấu, thể chế và văn hóa, với ý tưởng rằng các bài học từ cái này có thể được áp dụng cho cái khác. Bởi vì hầu hết các thành phố chỉ mới bắt đầu, không rõ khả năng thành công của họ”.
Ông Osdoba cho biết: “Đây là một quá trình học hỏi thông qua đổi mới. Nếu một số lớn các thành phố có thể đạt được mục tiêu như đã đặt ra, hoặc một số lớn hơn chứng minh họ có thể đang trên đường đạt được kết quả, ngay cả khi họ không hoàn thành mục tiêu vào năm 2030, thì tôi vẫn gọi sứ mệnh này là một thành công”.
Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như công nghiệp nặng, các giải pháp công nghệ còn nhiều hạn chế. Ví dụ, các cơ sở để thu giữ carbon và lưu trữ nó một cách an toàn dưới lòng đất vẫn chưa đạt được hiệu quả cần thiết để làm sạch các nhà máy xi măng. Điều đó làm cho quá trình khử carbon hoàn toàn trở thành một thách thức đối với các thành phố công nghiệp hơn.
Các thành phố cảng như Rotterdam của Hà Lan và Hamburg của Đức cũng sẽ phải vật lộn để làm sạch mà không có sự trợ giúp ở cấp quốc gia hay châu Âu.
Giáo sư về các giải pháp kinh tế bền vững tại Đại học Kỹ thuật Berlin, ông Felix Creutzig cho biết: “Vấn đề quan trọng không phải là mục tiêu năm 2030 mà là thời điểm bắt đầu hành động để đạt được mục tiêu”.
Theo người phát ngôn của trường đại học trên, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từ năm 2012 đã bắt đầu thực hiện mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2025 và thành phố này dự kiến sẽ giảm 82% lượng khí thải vào năm 2025 so với năm 2010, trong đó chủ yếu là từ hệ thống sưởi và điện năng.
Người phát ngôn cho biết phát thải từ ngành giao thông vận tải khó làm sạch hơn và kế hoạch thu giữ carbon từ nhà máy đốt rác thải cũng khó có thể hoàn thành đúng lộ trình. Thu hồi carbon là một lựa chọn rất khả thi và hiện tại có thể là duy nhất, để các lò đốt chất thải trở thành trung hòa carbon.
Tuy nhiên, nếu Copenhagen thành công trong việc cắt giảm 82% lượng khí thải trong 15 năm, thì đây sẽ là một trong những thành phố đạt được nhiều tiến bộ lớn nhất trong việc không phát thải khí CO2.
Ông Creutzig khẳng định: “Mặc dù có những kẽ hở trong kế hoạch thực hiện, nhưng khung thời gian trên cho phép Copenhagen tiến gần đến mức trung hòa khí hậu vào năm 2025”. Ngược lại, nếu chỉ bắt đầu hành động ngay bây giờ để đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2030 là quá muộn./.
EIP Vietnam thực hiện mục tiêu tư vấn chuyển đổi KCN Sinh Thái và NetZero Carbon, Energy và phát triển bền vững ESG ở Việt Nam bằng cách kết nối với nhiều tổ chức môi trường quốc tế uy tín, những người khởi xướng toàn cầu về tính bền vững, hành động vì khí hậu, hệ sinh thái xanh và năng lượng tái tạo. EIP Vietnam thực hiện tư vấn theo khung EIP của UNIDO, Worldbank, GIZ.