I. Giới thiệu về khung quốc tế EIP:

Khung này áp dụng Cách tiếp cận toàn diện và đưa ra kiến thức Chung về khu Công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên Cần tính đến sự nhạy Cảm khi áp dụng khung này trên Cơ sở xem xét tính đa dạng Của Các KCN Cũng như Cơ Chế Chính sách mà họ phải tuân theo.

Khung quốc tế này được thiết kế để áp dụng cho:

• Các khu công nghiệp ở các nước phát triển, đang chuyển đổi và đang phát triển;

• Các khu công nghiệp hiện có (brownfield) và khu công nghiệp đang được quy hoạch (greenfield);

• Toàn bộ các khu công nghiệp không có sự khác biệt (ví dụ: diện tích, m²c đất phát triển công nghệ và m²c đất hợp tác hiện có); và

• Tất cả các ngành công nghiệp, trong đó các ngành khác nhau (ví dụ: da, đốt, hóa chất) sẽ có các yêu cầu cụ thể theo quy định của từng quốc gia.

Mục đích của khung quốc tế này nhằm khuyến khích Các khu Công nghiệp tuân thủ Các quy định Của địa phương và quốc gia liên quan đến Các vấn đề môi trường và xã hội ("Vượt Chuẩn"). Một khu công nghiệp sinh thái phải tuân thủ các quy định của địa phương và quốc gia đó, nhưng nên cố gắng áp dụng các biện pháp thực hành tốt trên thế giới nếu các yêu cầu của quốc gia chưa quy định. Trong trường hợp các quy định của địa phương hoặc quốc gia cao hơn các yêu cầu hoạt động này thì quy định của địa phương và quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng.

Khung quốc tế tập trung vào bốn nội dung Chính: hoạt động quản lý khu Công nghiệp, hoạt động môi trường, hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế. Yêu cầu đối với từng nội dung được chia thành "điều kiện tiên quyết" và "chỉ số hiệu quả hoạt động" có thể được đo lường bằng các thuật ngữ định tính hoặc định lượng. Trên cơ sở sử dụng các điều kiện tiên quyết và chỉ số định lượng của khung quốc tế làm tiêu chuẩn, các nước có thể thiết lập các giá trị quốc gia cụ thể cho các chỉ số này. Do đó, ở một quốc gia nhất định, một khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn dành riêng cho quốc gia đó và sẽ được coi là một khu công nghiệp sinh thái. Các nội dung chung về khu công nghiệp sinh thái bao gồm: cơ cấu quản lý khu công nghiệp bền vững; áp dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; cộng sinh công nghiệp; tương tác với cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên; quy hoạch và phân vùng không gian; điều kiện sống và làm việc được xã hội chấp nhận; sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, chẳng hạn như dịch vụ tiện ích và quản lý cơ sở vật chất.

Tham Chiếu Của khung quốc tế về "quản lý khu Công nghiệp" Chỉ giới hạn đối với vai trò và trách nhiệm Của Các Ban quản lý khu Công nghiệp, đôi khi được gọi là Công ty hạ tầng khu Công nghiệp, Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phát triển, quản lý và vận hành khu Công nghiệp - Chứ không phải Cơ Cấu và tổ Chức quản trị Cấp Cao hơn. Đơn vị quản lý khu công nghiệp (tại Việt Nam được gọi là Công ty hạ tầng khu công nghiệp) được định nghĩa là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành các hoạt động hàng ngày, cung cấp các dịch vụ cho các công ty hoạt động trong khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện ích tại khu công nghiệp, thay mặt cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp xúc tiến, tiếp thị, tương tác với chính quyền và cộng đồng địa phương xung quanh khu công nghiệp. Những nhiệm vụ này sẽ được thực hiện phù hợp với cơ cấu quản trị, thể chế và cơ quan quản lý khu công nghiệp cấp cao hơn hiện có. Thông qua tập trung vào cấp quản lý khu công nghiệp, khung này cho phép so sánh mức độ thực hiện tại các quốc gia và các nền kinh tế hồ sơ này được xác định bao gồm khu công nghiệp và cơ sở vật chất trong khu công nghiệp đó, cơ quan quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, cộng đồng và các cơ quan chức năng có liên quan.

Khung quốc tế này tạo thành một quy trình tự nhiên và được xây dựng dựa trên Công việc Của UNIDO, WBG, GIZ và Cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn. Trong hai thập kỷ qua, một số địa phương, các sáng kiến và chương trình chống nhận quốc gia đã được thiết lập để xây dựng các thông lệ, tiêu chuẩn và điểm chuẩn, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến khái niệm khu công nghiệp sinh thái.

  • Các chính sách của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững (Bộ Kinh tế và Xã hội 2007);
  • Các chính sách tăng trưởng xanh (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 2017);
  • Sổ tay về Khu công nghiệp bền vững (GIZ, Phiên bản 1.0, 2017);
  • Các tiêu chuẩn và chứng nhận khu công nghiệp sinh thái Trung Quốc;
  • Các chính sách của Đại học Công nghệ Laizerzlautern;
  • Hệ thống Chứng nhận của Hội đồng công trình bền vững Đức (DGNB);
  • Hệ thống đánh giá đô thị khu kinh tế xanh (EZ) của Hội đồng Công trình Xanh An Đô (IGBC);
  • Hướng dẫn dành cho doanh nghiệp đa quốc gia về các vấn đề về Ứng xử trong kinh doanh có trách nhiệm (OECD 2013);
  • Việc triển khai các khu công nghiệp: Một số bài học kinh nghiệm từ An Đô (Ngân hàng Thế giới 2014);
  • Lưu vực các-bon thấp: Lỗ trống dành cho người thực hành (Ngân hàng Thế giới 2014);
  • Đánh giá toàn cầu về các Lưu công nghiệp sinh thái ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (UNIDO 2016);
  • Sổ tay triển khai khu công nghiệp sinh thái (UNIDO 2017);
  • Lợn ghép các khu công nghiệp sinh thái (Ngân hàng Thế giới 2016);
  • Xanh hóa các khu công nghiệp: Nghiên cứu điển hình về Chương trình khu công nghiệp sinh thái của Hàn Quốc (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu 2017);
  • Sổ tay về lưu bền vững của doanh nghiệp (United Nations Global Compact 2017);
  • Khung quốc tế về Khu công nghiệp sinh thái (UNIDO, Nhóm Ngân hàng Thế giới, GIZ 2017);
  • Sổ tay dành cho người thực hành về khu công nghiệp sinh thái: Thực hiện khung quốc tế về khu công nghiệp sinh thái (UNIDO, Nhóm Ngân hàng Thế giới, GIZ 2018).

II. Quy trình tư vấn :

Bước 1: Đánh giá hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp dựa trên các điều kiện tiên quyết và chỉ số hoạt động của Khung KCNST quốc tế

Bước 2: Lựa chọn các cơ hội KCNST có thể đạt được và có lợi nhất

Bước 3: Quy hoạch, quản lý và giám sát tiến độ đối với các cơ hội KCNST ưu tiên

III. Dịch vụ tư vấn và thực hiện lộ trình chuyển đổi KCN Sinh Thái

EIP Vietnam có đội ngữ tư vấn đủ năng lực triển khai các công việc liên quan đến tư vấn lộ trình chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái và netzero.

Để nhận được thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ :

Mr Alex Nguyễn

Mobile : 0979 204 338

Email : inquiry@esg.edu.vn

Đội Ngũ Chuyên Gia Tư Vấn

EIP Vietnam quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi khu công nghiệp từ truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái và netzero